Nên vape hay không dường như là chủ đề được thảo luận nhiều nhất hiện nay. Các kênh truyền thông chính thức và mạng xã hội lưu truyền rất nhiều những mẩu truyện, tin đồn rằng tinh dầu thuốc lá điện tử chứa đầy chất formaldehyde độc hại hay chất chống đông. Những kẻ bịa đặt chuyên nghiệp thậm chí còn lớn tiếng khẳng định những đứa trẻ thử dùng vape có thể lập tức biến thành kẻ nghiện thuốc lá.Sự thật là tất cả những lời đồn đãi ấy đều là giả, được bịa ra để kéo người hút thuốc khỏi vape và đẩy họ vào vòng tay của Big Tobacco và Big Pharma. Dưới đây là những lời bịa đặt lớn nhất về vape và những bằng chứng khoa học phản bác lại nó.
Vape là đường dẫn đến thuốc lá
Chính bản thân CDC cũng đã phủ nhận lời đồn này, mặc dù họ thực sự không muốn công khai nó. Tuy nhiên, chỉ cần đọc báo cáo Tobacco Use Among Middle and High School Students – United States, 2011-2016, là bạn có thể thấy được ngay bằng chứng rõ ràng. Tỉ lệ trẻ vị thành niên hút thuốc đã giảm xuống còn 8% của 16% chỉ sau 5 năm.
Trùng hợp là, cũng trong khoảng 5 năm đó vape đang dần trở nên phổ biến trên toàn lãnh thổ US. Giáo sư Michael Siegel của đại học y tế Boston đã gọi tốc độ giảm này là vô tiền khoáng hậu.
“Tốc độ giảm xuống của tỉ lệ người trẻ hút thuốc là chưa từng có. Đây còn trên cơ sở thuốc lá điện tử đang liên tục phát triển. Những dữ liệu này hoàn toàn không thống nhất với giả thuyết rằng vape đang bình thường hóa thuốc lá và là đường dẫn tới hút thuốc với giới trẻ.”
Tinh dầu dùng trong thuốc lá điện tử chứa chất chống đông
Trời đất. Chẳng lẽ đến giờ vẫn có người tin vào lời nói dối kệch cỡm này? Thật không may, lời đồn đãi này vẫn được lưu truyền trên mạng xã hội và các diễn đàn internet.
Tin đồn này bắt đầu khi có người phát hiện trong tinh dầu có chứa PG. Có mấy người tự cho mình là đúng, công khai thông báo rằng PG là thành phần có trong rất nhiều sản phẩm chất chống đông. Cho nên, nếu tinh dầu chứa PG, và PG cũng là thành phần của thuốc chống đông, theo tính chất bắc cầu, có nghĩa tinh dầu là chất chống đông?
SAI! Đúng là PG có mặt trong cả hai sản phẩm trên, nhưng nó chỉ được nhà sản xuất thêm vào trong chất chống đông để đề phòng trường hợp trẻ nhỏ và thú nuôi vô tình uống phải. PG làm giảm độc tố của chất chống đông. Hơn nữa, từ năm 1940, nhà khoa học tên Theodore Puck đã kết luận, PG hóa hơi không chỉ an toàn mà còn có thể diệt các vi khuẩn trong không khí.
Một trong những nghiên cứu nổi bật nhất của giáo sư Puck có tiêu đề The Bactericidal action of propylene glycol vapor on microorganisms suspended in air vẫn được đăng tải trên trang web của NLB-NHI.
Khói thuốc lá điện tử chứa formaldehyde
Lời đồn này dựa trên những ký ức khá chân thật của người Mỹ trong những ngày tháng học sinh học ở trường. Ai mà quên được cái mùi kinh khủng của formaldehyde khi mở cái hộp chứa ếch giải phẫu ra cơ chứ? Lời nói dối ngớ ngẩn này còn được ủng hộ bởi những nghiên cứu được đưa ra hồi tháng 1 năm 2015, và cũng bị phần lớn cộng đồng khoa học phản pháo ngược lại
Nghiên cứu có tiêu đề Hidden Formaldehyde in E-Cigarette Aerosols đã khiến cộng đồng khoa học tức giận đén mức, rất nhiều nhà nghiên cứu đã hợp tác và yêu cầu NLB NIH đưa ra lời giải thích. Để chứng minh luận điểm của mình, họ đã tự đưa ra những nghiên cứu cho thấy lời đồn kia là giải dối. Một nghiên cứu uy tín thuộc về cựu tống giảm đốc Wales Clive Bates, tiêu đề Spreading fear and confusion with misleading formaldehyde studies.
Nghiên cứu thứ hai mang tiêu đề The deception of measuring formaldehyde in e-cigarette aerosol: the difference between laboratory measurements and true exposure. Do chính tiến sỹ Konstantinos Farsalinos của Trung tâm tim mạch Onassis ở Hy Lạp chủ trì.