Chuyển đến nội dung

9 lần vape xuất hiện trên màn ảnh

Trở thành đề tài được nhắc đến trên các chương trình TV nổi tiếng có nghĩa chúng ta đã trở thành một hiện tượng - những văn hóa lớn hơn đang chú ý đến thị trường vốn đang sôi nổi - Điều này mang đến khá nhiều lợi ích cũng như một số hạn chế.

Trong bài viết này, chúng ta hãy điểm lại chín lần vape được xuất hiện trên màn ảnh truyền hình nhé.

House of Cards (S2, E4)

Mặc dù đây không phải lần đầu tiên thuốc lá điện tử xuất hiện trên truyền hình, nhưng đây là lần xuất hiện chính thức đầu tiên chứ không chỉ là một kiểu trò đùa hay chỉ đơn giản là làm nền. Ở cảnh này, đạo diễn của chương trình đã thẳng thắn đề cập đến vấn đề cai thuốc lá khi nhân vật Frank Underwood của Kevin Spacey bị vợ bắt gặp đang hút thuốc, cô cứ ngỡ anh đã bỏ thuốc lá rồi.

Khi cô (người vợ) cằn nhằn rằng anh “gian lận,” anh đã nhìn vào mắt cô và nói, “Không phải đâu. Đây chỉ là hơi nước thôi.”

Đây có vẻ như là một câu vô thưởng vô phạt. Nhưng với một cộng đồng đã mong chờ khoảnh khắc này trong gần một thập kỉ, thì đây là một dấu ấn quan trọng cho thấy họ đã được truyền thông chấp nhận.

Tuy nhiên, lời thoại tiếp theo của Underwood lại dấy lên tranh luận khi nhân vật này khẳng định thuốc lá điện tử “cho phép họ nghiện mà không để lại hậu quả”. Đây tuy không phải cách tích cực nhất để đại diện cho mục tiêu giảm hậu quả thuốc lá của công nghiệp thuốc lá điện tử, thì nó vẫn cho thấy rõ ràng tư tưởng của biên kịch - vape đã trở thành lựa chọn phổ biến cho người từng hút thuốc.

Young Pope (S1, E4)

Young Pope, chương trình từng gây nhiều tranh cãi của HBO đã khiến báo chí tốn khá nhiều giấy mực vì giả thiết và bối cảnh quái đản của nó. Trong chương trình này, nhân vật Lenny Belardo do diễn viên Jude Law thủ vai là một cựu tổng giám mục của New York, và là giáo hoàng mới của nhà thờ Công giáo.

Lấy tên Pius XIII, Lenny có nhiều sự khác biệt so với những người tiền nhiệm, và anh đã la hét ngay trong tòa thánh Vatican, thường buông ra những lời gây sốc với các đồng nghiệp, bao gồm cả việc nghi ngờ sự tồn tại của Chúa trời.

Ở một mặt ít cực đoan hơn, nhưng vẫn gây tranh cãi không kém, đó là Pius là người nghiện thuốc lá nặng, một điều HBO đã miêu tả một cách âu yếm thông qua nhân vật chính kỳ lạ của mình. Trong chương trình, Giáo hoàng mới không chỉ hút thuốc vì thói quen, mà còn có vẻ thích thú trước phản ứng của những người xung quanh trước hành vi này.

Có lẽ chương trình không có ý định tôn vinh hành ��ộng này, nhưng dường như biên kịch rất thoải mái miêu tả thuốc lá là một nguồn gốc nổi loạn cho nhân vật chính. Và thực lòng mà nói, những anh hùng nổi loạn rất ngầu, nhưng cũng khiến sự liên hệ này trở nên không hay ho với một số người.

Trong một tập, một Hồng y chủ tế đã tặng cho Pius một điếu thuốc lá điện tử để bỏ thói quen hút thuốc, và ý kiến này đã bị gạt đi với câu, “Tôi nghe nói thứ này còn tệ hơn thuốc lá thật.”

Young Pope có thể là một chương trình truyền hình nhỏ, cũng là một chương trình khá hay... Nhưng nó chẳng làm gì có lợi cho công nghiệp thuốc lá điện tử hết.

Billions (S1, E2)

Vẫn trong khuôn khổ những chương trình truyền hình cáp, Billions của Showtime là một trong những chương trình đầu tiên cho vape thảo dược xuất hiện. Thay vì cho nhân vật hút một điếu thuốc cuốn hay hút tẩu, Showtime đã hiện đại hóa lên một chút khi để diễn viên Damian Lewis và Malin Ackerman chia nhau hút trên chiếc Pax 2.

Phân cảnh này hay ở chỗ nó khá thực tế và bình thường. Thay vì cố gắng diễn với câu kiểu, “trông chúng ta hay ho và ngầu thế nào này”, các nhân vật sử dụng thiết bị trong cuộc tán gẫu bình thường, khiến thiết bị không khác gì một điếu thuốc lá thường.

Dù thêm một chút giải thích sẽ khiến những người mới cảm thấy dễ hiểu và tò mò hơn về thiết bị này, thì cách tốt nhất để vape được xuất hiện nhiều hơn trên truyền hình chính thống là hãy coi nó như một sản phẩm chính thống. Vì điều này, chúng tôi vui vẻ ngả mũ trước nhà sản xuất của chương trình.

True Detective (S2, E2)

Trong mùa hai của True Detective, có một cảnh dài một phút trong tập hai xoay quanh ý kiến của một cá nhân về vape. Ani Bezzerides do Rachel McAdams thủ vai là một cảnh sát với đồng sự là Ray Velcoro do Colin Farrell thủ vai. Hợp tác để giải quyết một vụ mưu sát kỳ lạ, hai người cảnh sát đến từ hai đơn vị khác nhau đang bắt đầu giao lưu sau khi trở thành đồng sự.

Cảnh với thuốc lá điện tử nổi tiếng có bối cảnh là Ani đang lái xe trong khi bàn luận với Ray về manh mối về kẻ tình nghi. Ani lái xe, tay cầm một điếu thuốc lá điện tử dạng Cig-a-like. Và Ray, một người hút thuốc ngồi ở ghế lái phụ. Phân cảnh bắt đầu với Ray lo lắng gõ tay trên cửa sổ bên ghế khách và Ani bảo anh hãy thôi đi. Cô nói một chút về vụ án trong khi hút thuốc lá điện tử. Sau đó Ray nói.

Ray: Cô dùng thuốc lá điện tử à, không nhiều người thích nó đâu.

Ani (phản bác): Nơi này có 70 000 người qua lại mỗi ngày phải không? Họ sống ở đâu?

Ray (tiếp tục nói về thuốc lá điện tử): Tôi dùng thử một lần rồi, cảm giác như chính thứ đó đang hút tôi thì đúng hơn. Một điếu thuốc lá thật không khiến cô có cảm giác như vậy. Kiểu cảm giác gần như “thổi kèn” cho một con robot ấy.

Sau lời thoại đó, Ani chỉ liếc Ray một cái, phân cảnh kết thúc. Điều tệ nhất là sau cảnh đó, Ani không còn dùng thuốc lá điện tử trong bất cứ tập nào nữa. Thực ra, khoảng ba tập sau đó Ani hút thuốc, và Ray không nói thêm một lời phàn nàn nào nữa.

2 Broke Girls (S4, E11)

Chương trình hài kịch của CBS, 2 Broke Girls không được biết đến với kịch bản thú vị hay được đánh giá cao. Một trong những cảnh cũ rích của The Odd Couple được thực hiện trong một nhà hàng, với những câu đùa về sex lỗi thời từ năm 1981. Và chương trình cũng lấy một cách tiếp cận nhạt nhẽo để thảo luận về vape.

Trong một tập, nhân vật chính chú ý đến một bàn đầy những vaper trong nhà hàng. Kéo theo đó là những tràng cười đến từ trò đùa về căn phòng toàn khói và nhiều thứ linh tinh khác. Điểm đáng chú ý duy nhất trong tập này là diễn viên sử dụng những vape mod cao cấp thay vì những chiếc Cig-a-like và vape pen thường thấy.

Deadliest Catch (numerous episodes)

Có thể bạn nghĩ vape và đi bắt cua Alaskan không có điểm chung nào, nhưng chương trình đã có móc nối với văn hóa vape từ khi bắt đầu. Bộ phim tài liệu này nhấn mạnh cuộc sống của những ngư dân lèo lái qua vùng nước dữ nhất thế giới trong hàng tuần liền mỗi lần ra khơi.

Thời gian ngoài biển không có quá nhiều việc cho họ làm, nên họ hút thuốc rất nhiều. Nên việc một trong những người trong nhóm chuyển sang cách thay thế an toàn hơn chỉ là vấn đề thời gian. Không may là, việc đó đã xảy ra sau khi một thành viên chủ chốt trong chương trình qua đời sau một cơn đột quỵ.

Thuyền trưởng Phil Harris là một người nghiện thuốc lá nặng, và dù chương trình chưa từng tiết lộ hút thuốc lá nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của ông, thì việc đó vẫn được chú ý qua người con trai Josh, người tiếp quản vị trí của Phil trên tàu đã lập tức chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử sau cái chết bất ngờ của cha.

Luke Cage (S1, E6)

Thế giới của Marvel có không khí tối tăm và nguy hiểm hơn, nên không có gì lạ khi có những hoạt động người lớn xuất hiện trong các thước phim.

Mộ trong những tập gần đây, có khá nhiều cảnh cho thấy các diễn viên của chương trình xuất hiện trước của hàng Beyond Vape, một trong những chuỗi cửa hàng vape cho vaper.

Có thể một trong những tập trong tương lai sẽ cho thấy Cage thổi khói vào mặt kẻ thù, còn hiện tại, chúng ta có thể thấy vui mừng khi chương trình thẳng thắng đưa phương pháp cai thuốc an toàn vào phim thay vì giấu tiệt nó đi.

Z-Nation (S2, E4)

Chương trình cáp của Mỹ Z-Nation (hay còn được biết là “không phải “The Walking Death” mà là bộ phim khác về xác sống) với hai nhân vật vape bằng một bộ vape khá thú vị với box mod và một đầu đốt tân tiến. Theo quan sát, đó là chiếc box mod Innokin MVP và đầu đốt Aspire Nautilus.

Thật tốt khi biết văn hóa vape đủ mạnh để chịu được thảm họa xác sống. Giờ nếu chúng ta qua được cửa của FDA thì tốt rồi.

The Simpsons (S26, E20)

Đây được coi là cú đập khá mạnh với văn hóa vape. Không chỉ vì chúng ta thích những trò cười trong The Simpsons. Mà bởi vì The Simpsons có khả năng phá hoại khá lớn. Nên khi biên kịch của chương trình quyết định nói về vape bằng cách viết về những định kiến và hiểu lầm, chúng ta thấy họ như đang đùa cợt với mấy trò đùa không giúp được gì cho cả hai phía.

Trong một tập chiếu hồi năm 2015, vape đã xuất hiện ở thị trấn Springfield, với tất cả các nhân vật chính - bao gồm cả bé Maggie và ông Abe chơi thổi khói. Điều này khiến nhiều người thấy lo ngại vì họ đã truyền tải thông điệp, vape dành cho tất cả mọi người, trong khi ai cũng biết nó chỉ dành cho người trưởng thành và những người muốn cai thuốc lá. Nên cảnh trẻ em hút vape, dù đó chỉ là trẻ em trong hoạt hình, không phải hình ảnh tích cực cho ngành công nghiệp này.

Chương trình còn chế nhạo việc thuốc lá điện tử có ảnh hưởng đến trẻ em bằng cách cho chủ cửa hàng tạp hóa Apu bán vape có vị cho Bart và nói, “đây không phải đồ chơi trẻ con. Giờ cháu muốn vị kẹo cao su hay dưa nhiệt đới?”

Có lẽ chương trình này cũng đã khá cũ, cũng chiếu được gần 30 năm rồi mà. Nhưng đó cũng là một đòn tất công bất ngờ vào một ngành công nghiệp đang cố giúp đỡ nhiều người, và cho thấy sự thờ ơ của những người biên kịch chương trình.

Là kết thúc hay khởi đầu mới

Nhiều mặt của vape được xuất hiện trên TV có thể khiến thị trường mở rộng hơn và cho phép người hút thuốc nghĩ đến việc thử công nghệ mới mẻ này. Nó còn có thể bình thường hóa vape trong giới không hút thuốc, khiến chúng ta bớt kỳ lạ hơn.

Nhưng nó cũng có thể biến chúng ta thành mục tiêu. Việc bị chú ý bởi các nhóm y tế và các nhà lập pháp trong bang đã phiền, nhưng trở thành mục tiêu trong các bộ phim truyền hình (hoặc hài kịch) nổi tiếng có thể khiến hình ảnh vape trở nên xấu xí hơn. Nếu chúng ta trở thành một trò đùa trong những trò đùa ngớ ngẩn, những văn hóa lớn sẽ cho rằng chúng ta chỉ là những thằng hề mất.

Để lại một bình luận
Giỏ hàng (0)

Giỏ hàng của bạn hiện đang trống.

Tiếp tục mua sắm