1. Vape cũng tệ như hút thuốc
Đây là lời bịa đặt thường thấy nhất. Có khoảng 36 triệu người Mỹ và hàng tỷ người trên thế giới hút thuốc. Họ không nên phải nghe những lời dối trá về sản phẩm vốn có thể cứu mạng họ. Thuốc lá thường chứa hàng ngàn chất gây ung thư, cùng với những khí thải độc hại có thể gây bệnh về tim mạch.
Dù chúng ta không thể khẳng định vape an toàn 100%, thì cũng chẳng có nhà khoa học chính thức nào chứng minh được khói vape có thể so bì được với tác hại của thuốc lá.
“Khiến công chúng coi thường tác hại của thuốc lá bằng cách so sánh hàng thật với hàng giả là điều tai hại rất lớn với cộng đồng và người hút thuốc,” Giáo sư Michael Siegel nói. “Vẫn chưa có chứng minh khoa học chính thức nào cho thấy vape độc hại như thuốc lá.”
2. Công ty vape đang dụ dỗ con cái bạn
FDA cấm các bên sản xuất thuốc lá điện tử khẳng định sản phẩm của họ an toàn hơn thuốc lá thường, công cụ cai thuốc, không khói hay không chứa thuốc lá. Bị chặn không được quảng cáo trung thực những lợi ích thực sự của vape, một số nhà sản xuất có quảng cáo cho công chúng chỉ còn cách dựa vào cách thông thường nhất: người nổi tiếng và những hình ảnh hấp dẫn.
Và chiến lược này đã bị chụp cho cái mũ “sử dụng phương pháp của sản xuất thuốc lá” để lừa trẻ vị thành niên vào “một đời nghiện ngập nicotine”. Tác dụng duy nhất của những quảng cáo này là để các chính trị gia cổ hủ vin vào đó mà đổ lỗi cho Big Tobacco.
Nên tất cả những kẻ chẳng biết gì về chính trị chỉ biết đổ hết mọi tội lỗi lên đầu Big Tobacco! Ai là kẻ quảng bá những vị hấp dẫn với trẻ như kẹo chíp chíp và kẹo bông? Big Tobacco. Ai là kẻ đứng sau những vụ nổ vape nghiêm trọng? Big Tobacco. Và mỗi lần có hãng nào muốn lên tiếng thanh minh, truyền thông sẽ lại đưa ra những lời kiểu “họ đang sử dụng chiến lược và quảng cáo khá hữu dụng cho Big Tobacco cung cấp.”
3. Khói vape chứa đầy formaldehyde và các chất hóa học độc hại khác
Đe dọa formaldehyde đến từ một lá thư gửi cho Tuần báo dược phẩm Anh Quốc từ các tác giả của nghiên cứu từ Đại học Portland sử dụng loại coil clearomizer rẻ tiền bị quá nhiệt đến chúng bị cháy và tạo dry hit. Kết luận của nghiên cứu này đã lập tức bị phản bác bằng những chứng cứ xác thực, bao gồm chứng cứ đến từ nghiên cứu gần đây của giáo sư Konstantinos Farsalinos.
Chúng ta hít thở và ăn chất hóa học mỗi ngày, nhưng hầu hết chúng chẳng gây ảnh hưởng gì đến chúng ta cả. Đúng là có kha khá các chất hóa học trong khói vape, nhưng chúng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tất cả những thứ chúng ta hấp thu hằng ngày đều có các chất gây độc hại nếu dùng ở liều lượng lớn. Nhưng chẳng ai trong chúng ta đủ dại để đi dùng những chất đó ở liều có thể gây nguy hiểm.
Đại học y sỹ hoàng gia cũng đồng thuận với ý kiến này. Trong nghiên cứu toàn diện thuốc lá điện tử của mình, họ cũng có kết luận, “Sử dụng thuốc lá điện tử ở điệu kiện thường, nồng độ độc tố của khói vape hoàn toàn nằm dưới giá trị giới hạn, hoàn toàn không có khả năng gây tác hại lâu dài.”
4. Big Tobacco sáng chế ra thuốc lá và nắm quyền công nghiệp vape
Thuốc lá điện tử được phát triển và kinh doanh lần đầu bởi một dược sỹ Trung Quốc tên Hon Lik. Sản phẩm cập bến US năm 2007. Năm năm sau, 2012, công ty sản xuất Cig a Like Blu bị công ty thuốc lá Lorilard mua lại. Đó là lần đầu tiên công nghiệp thuốc lá can thiệp vào kinh doanh sản phẩm vape.
Từ đó, tất cả các công ty thuộc Big Tobacco đều đưa ra những sản phẩm thuốc lá điện tử của mình, và đúng là họ có áp đảo về doanh thu ở các nguồn bán thuốc lá truyền thống chủ yếu là cửa hàng tạp hóa và trạm xăng. Tuy nhiên, theo khảo sát của Well Fargo, thì Big Tobacco chỉ chiếm dưới 40% tổng doanh số của thị trường vape. Số còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà sản xuất độc lập và cửa hàng vape.
5. Vape gây phổi bỏng ngô
Một số loại tinh dầu có chứa diacetyl hoặc acetyl propionyl, thứ vị bơ ngậy người khác cho là có thể gây bệnh phổi bỏng ngô cho những công nhân làm trong các xưởng sản xuất bỏng ngô hồi hai thập kỷ trước.
Nhưng chưa có một vaper nào mắc phải bệnh phổi bỏng ngô cả. Hơn nữa, cũng chưa từng nghe có người hút thuốc nào mắc chứng bệnh này dù thuốc lá thường chứa hàm lượng diacetyl cao gấp mấy trăm lần thuốc lá điện tử.
6. Vape là đường dẫn đến thuốc lá
Khẳng định rằng vape sẽ dẫn đến hút thuốc với trẻ vị thanh niên bị lặp đi lặp lại liên tục và chẳng được chứng minh. Những nghiên cứu khẳng định cho vấn đề này thường làm không tử tế, chỉ dựa vào những mẫu nhỏ để chứng minh.
Clive Bates, trong hướng dẫn về các nghiên cứu đường dẫn, đã kết luận, “Khi nhìn vào các dữ liệu hoàn chỉnh, chúng ta sẽ thấy vape là lối thoát cho thuốc lá chứ không phải lối vào.” Ông đã nói đúng. Với số lượng trẻ vị thành niên và người trưởng thành hút thuốc thấp nhất từng thống kê, thì dù vape không phải công cụ giúp bọn trẻ không hút thuốc, thì nó cũng không hề khiến số người hút thuốc tăng lên.